Warren Bulfett từng nói “thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền tử những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn”.
Tuy nhiên, như nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng nói: Hãy đầu tư vào bản thân và đầu tư vào bản thân là sự đầu tư tốt nhất. Vì suy cho cùng, con người làm ra tiền bạc, chứ tiền bạc không làm ra con người. Do vậy, cần tin tưởng vào nhận định bản thân, nghiên cứu kỹ trước mọi tình huống thì đảm bảo bạn sẽ đứng vững trước sóng gió và những biến động xung quanh.
Những cơn sốt đất, bất động sản những năm trước đây cũng vậy, chỉ một thông tin, hay thậm chí chỉ là tin đồn về một quy hoạch, một dự án mới…thì lập tức bất động sản quanh khu vực đó nóng lên. Người mua đi bán lại xuất hiện với tần suất dày đặc và bóng bóng BĐS xuất hiện. Đến một lúc nào đó, quả bóng này căng cứng và vỡ ra, nhà đầu tư sẽ chịu thiệt rất nhiều tư những quyết định theo số đông của mình.
Chỉ đơn giản như khi đi qua một ngã tư, nếu chúng ta thấy hầu hết mọi người ở ngã tư đó nhìn lên trời, thì khả năng chúng ta cũng sẽ nhìn lên trời là rất cao. Khi thấy nhiều người xếp hàng ở một nhà hàng thì chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhà hàng đó nấu ăn ngon hay có gì đó đặc biệt.
James Surowiecki tác giả cuốn sách “The Wisdom of Crowds” cho rằng khi đám đông không nổi loạn hay mù quáng, thì suy nghĩ của cả nhóm sẽ thông minh, trí tuệ hơn bất kỳ một cá nhân xuất sắc nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đám đông cũng xuất hiện một người “lãnh đạo tinh thần” có đủ bản lĩnh, thông minh và trí tuệ để xử lý tình huống, nắm bắt diễn biến như anh chàng bồi bàn kia. Thực tế, theo James Surowiecki, có 4 điều kiện cần thiết để cho một đám đông thông minh là:
– Sự đa dạng về ý kiến: Mỗi người nên có một thông tin riêng nào đó, dù đó có thể là một cách diễn giải đặc biệt về những sự kiện đã biết. Không để những sai lầm của mọi người tương quan lẫn nhau dẫn đến những định hướng sai lầm.
– Sự độc lập: Các ý kiến của mọi người không được hình thành theo ý kiến của những người xung quanh. Tuy nhiên, đám đông rất khó đạt sự độc lập bởi con người có khuynh hướng ảnh hưởng lẫn nhau.
– Sự phân cấp – phi tập trung hoá:Không có bất cứ một sự chỉ đạo nào đối với từng thành viên trong nhóm.
– Sự tổng hợp: Nhóm phải có cơ chế để biến những ý kiến riêng thành ý kiến tập thể.
Trong cuốn “Tâm lý học đám đông” nổi tiếng, Gustave Le Bon, nhà tâm lý học xã hội người Pháp, cho rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa
Theo Trí Thức Trẻ